Kinh nghiệm sang quán cafe, sang cửa hàng, sang quán ăn, quần áo...

30/03/2019 10:08:20

Kinh doanh cần mặt bằng và khi bạn đã có được ký tưởng kinh doanh của mình thì có nhiều các để tìm kiếm mặt bằng như mua, thuê hay nhận sang nhượng mặt bằng, quyền kinh doanh quán. Nhưng làm thế nào để giúp bạn có được mặt bằng kinh doanh tốt, giá rẻ khi nhận sang nhượng thì không phải ai cũng biết.

Vậy làm thế nào để có thể nhận sang nhượng quán cafe, hàng ăn, quần áo… với giá tốt, phù hợp nhu cầu kinh doanh, hay vướng phải các rắc rối, bẫy lừa của người sang nhượng. Hãy tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm nhượng quyền quán, cửa hàng, sang nhượng mặt bằng kinh doanh hữu ích để không bị hớ hay thậm chí là lừa đảo khi ký kết hợp đồng sang nhượng cửa hàng dưới đây:

Lưu ý và kinh nghiệm sang nhượng quán thành công

Sang nhượng mặt bằng, quán, cửa hàng đang kinh doanh hiện nay rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Bạn có thể tìm thấy nhiều tin đăng rao vặt cần sang quán cafe (cà phê, bia, bia hơi, quán nhậu, nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn, quán ăn vặt, trà sữa, karaoke, quán nét, sang nhượng cửa hàng quần áo ở nhiều địa điểm, khu vực khác nhau từ Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… và chào bán sang nhượng quán với nhiều mức giá 30 triệu đến hàng trăm triệu.

Tuy nhiên nhiều người nhận sang nhượng nhận phải quả đắng vì thiếu kinh nghiệm trong các giao dịch chuyển nhượng mặt bằng, quyền kinh doanh cửa hàng, hàng quán. Vì vậy để đảm bảo an toàn và tránh quả lừa, bị hớ giá hay các quán xá, mặt bằng có vấn đề về pháp lý nên tìm hiểu kỹ các vấn đề sau giúp có được mặt bằng kinh doanh mang lại hiệu quả cao, an toàn trong giao dịch.

Những lưu ý, kinh nghiệm sang nhượng quán, mặt bằng kinh doanh thành công

Những lưu ý, kinh nghiệm sang nhượng quán, mặt bằng kinh doanh thành công

Tìm hiểu kỹ lý do sang nhượng mặt bằng, quán kinh doanh

Bạn có thể tìm thấy nhiều tin đăng rao vặt, chuyển nhượng, sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh, quán ăn bình dân, bún phổ hay nhà hàng,, nhà nghỉ… với muôn vàn các loại dịch vụ và kèm theo đó là những lý do vô cùng hấp dẫn cho việc sang nhượng và cũng rất thường thấy như:

Cần sang nhượng quán cafe khu vực cầu giấy, sang quán cafe quận tân phú hcm… với các lý do: đang kinh doanh làm ăn tốt, gần khu dân cư, mặt tiền đẹp, gần chợ, đã kinh doanh nhiều năm, có lượng khác đều và ổn định nhưng do cần tiền gấp, cần vốn mở rộng kinh doanh lĩnh vực khác hay phải chuyển công tác, về quê… nên sang nhượng mặt bằng kinh doanh giá rẻ, chính chủ…

Những mẫu tin khá hấp dẫn dễ khiến cho người cần nhận sang nhượng tin tưởng và đôi khi thiếu cảnh giác trong việc tìm hiểu kỹ lý do nhằm xác định nên hay không nên có giao dịch sang nhượng mặt bằng ở đây. Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng nên ghi nhớ rõ hãy tìm hiểu kỹ thông tin về lý do sang nhượng. Thông thường sẽ có 2 loại lý do chủ yếu và thực tế đó là:

  • Do kinh doanh không tốt: Nếu là lý do này nên lưu ý tìm hiểu về quy trình hoạt động kinh doanh của cửa hàng cũ để rút kinh nghiệm, đánh giá xem bản thân có thể thay đổi được điều này hay không trước khi quyết định
  • Do sự chuyển đổi, di chuyển nơi ở của nhà kinh doanh, các biến cố đột ngột: Nếu do các yếu tố chuyển đổi mô hình… thì cũng nên tìm hiểu nguyên nhân khách quan hay chủ quan, tình trạng kinh doanh, có nợ xấu của chủ cũ hay không thông qua người xung quanh để quyết định nhận hay không nhận sang nhượng mặt bằng kinh doanh giá rẻ… này.

Qua đó đánh giá về khả năng kinh doanh tại cửa hàng sang nhượng, tính khả thi và an toàn khi nhận sang nhượng mặt bằng tại đây. Nhưng lưu ý hầu hết các cửa hàng sang nhượng đều do kinh doanh không tốt hoặc cần chuyển ngành nghề kinh doanh nên nếu lựa chọn nhận sang nhượng sẽ cần cân nhắc thật kỹ khả năng khiến nó sinh lời hay không trước khi quyết định.

Mời bạn đọc cùng tham khảo: Mẫu đăng tin bán nhà, cho thuê nhà trên mạng hiệu quả để lên top

Tìm kiếm tin đăng chuyển nhượng cửa hàng, quán tin cậy

Tìm kiếm tin đăng chuyển nhượng cửa hàng, quán tin cậy

Chỉ giao dịch sang nhượng mặt bằng chính chủ

Hiện nay môi giới xuất hiện ở nhiều lĩnh vực vì vậy không ngoại trừ những môi giới sang nhượng, chuyển nhượng mặt bằng, cửa hàng kinh doanh. Đôi khi có mất công nhưng được việc không sai, chỉ sợ môi giới lại quá khôn khéo và đưa bạn vào bẫy để trục lợi cao hơn từ phía người sang quán và cũng sẽ tồn tại nhiều bất cập, rủi ro hơn nếu không giao dịch chuyển nhượng chính chủ.

Nên nhận sang nhượng những cửa hàng chính chủ hoặc gặp trực tiếp chủ nhà để làm việc, không có thể giảm chi phí môi giới có thể, đàm phán rõ ràng, đặc biệt về giá, các điều kiện chuyển nhượng, đánh giá được tâm lý chủ nhượng quyền quán ăn, cafe… để có hướng đàm phán tốt nhất.

Xem xét kỹ giấy tờ liên quan tới thuê mặt bằng và chủ thể giao dịch

Để kinh doanh thì cửa hàng dù lớn hay bé đều cần phải có những giấy tờ pháp lý và bạn sẽ cần kiểm tra kỹ các loại giấy tờ này trước khi xuống tay thỏa thuận, ký kết hợp đồng. Những giấy tờ cần xem xét kỹ trước khi giao dịch đó là:

- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu (CMND) và giấy tờ đăng ký kinh doanh có chứng nhận cửa cơ quan nhà nước.

- Giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh. Có thể giấy chứng nhận QSDĐ nếu là chủ đất có thể là hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh nếu đi thuê và công chứng… Khi giao dịch nên yêu cầu chủ giao dịch phải là chủ trên giấy tờ tùy thân, đầy đủ các loại hồ sơ pháp lý liên quan để thực hiện sang nhượng đúng quy trình thủ tục sang nhượng cửa hàng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tránh những rủi ro cao nhất.

Luôn luôn phải tìm hiểu người sang nhượng cửa hàng là chủ hay là người thuê rồi sang nhượng lại cửa hàng. Nếu mặt bằng đó là của chính chủ thì có thể an tâm, nhưng nếu chỉ là người đang thuê thì cần xem xét về thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng và những giấy tờ xác nhận rằng chủ của mặt bằng đó cho phép họ sang nhượng lại cho người khác (là bạn) khi không có nhu cầu thuê nữa để tránh những tranh chấp về sau. Nên có biên bản chuyển nhượng hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh.

Tìm hiểu kỹ thông tin chuyển nhượng măt bằng, cửa hàng kinh doanh

Tìm hiểu kỹ thông tin chuyển nhượng măt bằng, cửa hàng kinh doanh

Định giá chuyển nhượng mặt bằng

Trong số cách tìm mặt bằng kinh doanh, giá trong chuyển nhượng mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng không thể lơ là khi tham gia các giao dịch chuyển nhượng. Vì vậy, bạn sẽ cần xem xét nhiều các yếu tố và đương nhiên cần sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề mà quán đang cần chuyển nhượng.

Việc định giá sang nhượng cửa hàng cần lưu ý đánh giá kỹ các yếu tố sau:

- Cơ sở vật chất trong chuyển nhượng quyền tài sản:

- Hàng hóa thành lý

- Hệ thống an ninh

- Các máy móc thiết bị

Tất cả đều phải được đánh giá kỹ lưỡng chất lượng mới, cũ, khả năng tái sử dụng… để quyết định mua thanh lý hay không, mức giá… Tốt hơn hết nên chuẩn bị cho mình về kiểm tra chất lượng, giá các món đồ trên thị trường trung bình khi mua thanh lý, so với giá gốc hoặc nhờ người tin tưởng có thể tư vấn và hỗ trợ định giá. Định giá càng kỹ từng khoản và càng chi tiết thì giúp độ an toàn về giá trong giao dịch càng cao, tránh không có cơ sở để tính giá thanh lý, mua lại phải giá cao.

Thường hình thức chuyển nhượng, sang quán, sang nhượng mặt bằng sẽ có kèm luôn cả tài sản vật chất. Nhưng vẫn cần có các thỏa thuận kỹ về những vật dụng, đồ đạc để lại trong quá trình sang nhượng, tính giá hay không, nếu tính thì tính như thế nào và có biên bản liệt kê chi tiết kèm theo với hợp đồng khi ký kết.

Tính toán, định giá chuyển nhượng mặt bằng kỹ lưỡng

Tính toán, định giá chuyển nhượng mặt bằng kỹ lưỡng

Đàm phán và ký kết hợp đồng sang nhượng cửa hàng kinh doanh

Chuyển sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh sẽ cần lưu tâm tới vấn đề hợp đồng bởi nó là căn cứ đảm bảo yếu tố pháp lý đối với các bên tham gia giao dịch. Nếu đã xem xét về vị trí mặt bằng, các giấy tờ pháp lý của cơ sở kinh doanh, định giá cửa hàng sang nhượng và mong muốn có thể ký kết hợp đồng thì cũng đừng vội vã ký kết hợp đồng ngay nếu như chưa nắm rõ yêu cầu của hợp đồng sang nhượng cửa hàng, quán, mặt bằng kinh doanh.

Cần kỹ càng trong đàm phán và ký kết hợp đồng sang nhượng quán

Cần kỹ càng trong đàm phán và ký kết hợp đồng sang nhượng quán

Lưu ý trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quán, cửa hàng

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm tham gia sang nhượng cửa hàng hãy tham khảo các tư vấn thủ tục nhà đất liên quan tới việc chuyển nhượng quyền kinh doanh, sang nhượng mặt bằng kinh doanh, cửa hàng, quán dưới đây:

- Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng mặt bằng trước khi ký kết: Kiểm tra đầy đủ các thông tin trên giấy hợp đồng có đúng với các thỏa thuận đàm phán trước đó hay không, những điều khoản chưa rõ ràng phải yêu cầu sửa chữa đúng ý, tránh mập mờ trong câu chữ.

- Kiểm tra chính xác chủ thể tham gia ký kết tránh ký thay

- Kiểm tra thông tin 2 bên sang nhượng, chuyển nhượng mặt bằng đúng với giấy tờ nhân thân

- Các tài sản trong biên bản kê biên sang nhượng quán, cửa hàng phải còn đầy đủ, nguyên vẹn, đầy đủ, đúng nhãn hiệu...

Nội dung hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng kinh doanh, giấy chuyển nhượng mặt bằng sẽ cần đảm bảo thỏa thuận chi tiết và đầy đủ các thông tin sau:

  • Đối tượng của hợp đồng sang nhượng: hợp đồng là chuyển nhượng, sang nhượng mặt bằng, sang nhượng cửa hàng kinh doanh gì? (cà phê, hàng ăn vặt, bún, phở, kem hay quần áo, nhà hàng… phải nêu rõ. Đồng thời phải có địa điểm của đối tượng hợp đồng cụ thể, chỉ tiết.
  • Vấn đề chi phí sang nhượng mặt bằng, cửa hàng.
  • Giá sang nhượng chi tiết từng khoản từ mặt bằng tới, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nên tham khảo giá sang nhượng cửa hàng cùng loại ở nhiều khu vực khác nhau để tránh bị "sập bẫy" mua giá cao do định giá sang nhượng thiếu chính xác.
  • Phương thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản và ghi nhớ loại tiền luôn là VNĐ.
  • Lộ trình thời gian thanh toán: thanh toán ngày bao nhiêu, mấy lần, bao nhiêu % một lần.
  • Thời hạn sang nhượng: Thời gian sang nhượng cửa hàng trong bao lâu được hiểu là thời gian thực hiện việc sang tên đổi chủ, bên sang nhượng mặt bằng kết thúc kinh doanh, bên nhận chuyển nhượng bắt đầu kinh doanh.
  • Những cam kết và trách nhiệm của các bên trong thời gian chuyển nhượng quán, cửa hàng

Ngoài ra không thể bỏ qua các thoả thuận sau:

- Đúng chủ thể hợp đồng tham gia ký kết

- Giải quyết vi phạm hợp đồng, phạt hợp đồng khi phát sinh các điều kiện như thỏa thuận để tránh các bên không tuân thủ các quyền và nghĩa vụ đã cam kết.

- Điều kiện chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng sẽ chấm dứt khi có các sự kiện pháp lý nào xảy ra để tránh chấp và bảo vệ tốt quyền lợi khi tham gia giao dịch ký kết hợp đồng hợp đồng sang nhượng quán, mặt bằng kinh doanh.

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng kinh doanh.

- Hợp đồng ký kết  phải có chữ ký của hai bên và nên có công chứng để đảm bảo tốt hơn về giá trị pháp lý của giấy chuyển nhượng cửa hàng.

Tham khảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh tại đây.

Một số lưu ý khác khi nhận sang nhượng mặt bằng

Song song với việc tìm hiểu kỹ các thông tin về cửa hàng, mặt bằng sang nhượng, lý do chuyển nhượng cửa hàng kinh doanh cụ thể, giao dịch chính chủ, đánh giá thẩm định giá sang nhượng chính xác và thực hiện thỏa thuận làm hợp đồng đầy đủ cần lưu ý các vấn đề sau:

- Yêu cầu chủ cũ chốt số liệu điện, nước và thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan trước khi ký hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh.

- Có biên bản yêu chủ mặt bằng cho phép người sang nhượng mặt bằng chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng cho bạn

- Không quên tìm hiểu về điều kiện an ninh khu vực cửa hàng cần sang nhượng, quán có đảm bảo trật tự hay đã đừng có xảy ra các vụ việc mất an ninh, tai tiếng hay chưa...?

Ví dụ khi sang nhượng quán cafe thì cần lưu ý:

 

Tìm hiểu kỹ về quán: khả năng kinh doanh có tốt không, quán đang lỗ hay lãi, các giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu là ai, làm chung hay riêng, tỷ lệ góp vốn…, mặt bằng quán là thuê hay của chính người sang nhượng quán cafe. Nếu thuê phải xem hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh của quán và lưu ý cần phải có được thỏa thuận với chủ nhà thực sự trong việc chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng cho người tiếp nhận mới.

Không nên tin toàn bộ vào những gì chủ quán nói, đặc biệt là vấn đề doanh thu khủng mà cần xác thực lại thông tin đó bằng cách có thể đo lượng khách vào quán trong 1 - 2 tuần để nắm rõ hơn về tình hình kinh doanh cũng như nhận ra điểm lợi và bất lợi của quán.

Chú ý định giá quán cà phê không phải là mình mặt bằng quán bởi giá thuê gần như chung, hay dựa vào cơ sở vật chất để lại mà nó dựa vào tiềm năng kinh doanh, số lượng khách tạo ra thu nhập để định giá.

Ngoài ra, đối với việc chuyển nhượng quán cafe bạn sẽ cần lưu ý đến vấn đề hợp đồng từ thỏa thuận cho tới, công chứng hợp đồng và thực hiện các thủ tục sang nhượng quán. Không bỏ qua các điều khoản để bạn có được đường rút an toàn nếu không sang nhượng thành công.

Các thủ tục sang nhượng cửa hàng kinh doanh cần thiết

Các thủ tục sang nhượng cửa hàng kinh doanh cần thiết

Thủ tục chuyển nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh

Thủ tục sang tên cửa hàng, quán 

Để sang nhượng quán cafe, quán ăn vặt, bún, quán internet… đều sẽ cần lưu ý đảm bảo các quy định về thủ tục pháp lý là sang tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật cửa cửa hàng kinh doanh:

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể: cần thay đổi chủ sở hữu
  • Đối với doanh nghiệp: thay đổi người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên góp vốn,

Để thay đổi đăng ký kinh doanh thì người chuyển nhượng và nhận sang tên cửa hàng cần thay đổi đăng ký kinh doanh.

a) Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

* Kinh doanh cá thể

Theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với những trường hợp kinh doanh cá thể khi sang nhượng cửa hàng, quán sẽ phải làm thay đổi chủ sở hữu đối. Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

- Thông báo thay đổi đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cá thể.

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cá thể: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Quyết định thay đổi người đại diện hợp pháp của chủ hộ kinh doanh cá thể.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

- Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có)

- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

* Kinh doanh theo doanh nghiệp

Để nhận sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục sang nhượng cửa hàng, làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:

- Quyết định Chủ sở hữu/ hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông;

- Biên bản họp hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông ( đối với loại hình TNHH hai thành viên trở lên và Cổ đông);

- Giấy ĐKKD bản sao có chứng thực;

- Hợp đồng thanh lý;

- Biên bản thanh lý;

- CMND chứng thực của thành viên/ cổ đông liên quan.

b) Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Nộp hồ sơ tại bộ phận một của UBND huyện. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng Tài chính Kế hoạch sẽ hoàn tất thủ tục đổi tên người đại diện hợp pháp của Hộ kinh doanh cá thể trên GPKD.

Với trường hợp kinh doanh theo dạng doanh nghiệp, sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh (Thay đổi đại diện theo pháp luật) thì nộp đến cơ quan bạn đã đăng ký kinh doanh trước đó.

Nguồn: ancu.me